Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi hay không?

Ung thư tuyến tiền liệt tuy là căn bệnh phổ biến nhưng có thể ngăn chặn được thông qua việc khám và điều trị sớm.

Số ca ung thư tuyến tiền liệt đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở hầu hết các khu vực Châu Âu. Bác sĩ Gerald Tan, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, cho biết: “Ung thư tuyến tiền liệt hiện giờ phổ biến nhất trong tất cả các loại ung thư ở nam giới tại Mỹ, Châu Âu và Úc.”

Ông cho biết thêm: “Nhiều người tin rằng ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh xảy ra do cuộc sống quá sung túc.” Sở dĩ là do chế độ ăn uống ở phương Tây có quá nhiều thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và gluten (một loại protein trong ngũ cốc) (đây là những món ăn chính ở phương Tây) và là một nguyên nhân lớn dẫn tới căn bệnh này. Bác sĩ Tan lưu ý rằng ở Nhật Bản và Hàn Quốc nơi người dân ít ăn những thực phẩm trên, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng thấp hơn hẳn.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thói quen ăn uống không phải yếu tố duy nhất dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt. “Một yếu tố quan trọng khác đó là tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt trong gia đình.” Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) của Hoa Kỳ, 5 – 10% số ca ung thư tuyến tiền liệt là do di truyền.

Làm thế nào để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt

Trong những năm gần đây, xét nghiệm máu thường được áp dụng để khám cho những bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Xét nghiệm này sẽ đo lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), một loại protein tiết ra từ tuyến tiền liệt vào trong máu.

Bác sĩ Tan cho biết: “Xét nghiệm PSA giờ đây được áp dụng rộng rãi để dự đoán khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.” Lượng PSA càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Lượng PSA trong máu vượt quá 10 ng/mL sẽ gây ra 50% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng “xét nghiệm này không thể xác định được bạn có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không”.

Nếu phát hiện lượng PSA cao trong máu, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác, chẳng hạn như sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng – trong đó, một cây kim được đưa vào trong trực tràng để lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt.

Phương pháp điều trị: từ theo dõi cho tới phẫu thuật

Nếu bệnh nhân phát hiện rằng mình bị ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ Tan nhấn mạnh rằng họ nên nhớ đây là một căn bệnh có thể chữa khỏi.

Ví dụ, những bệnh nhân ở giai đoạn đầu thường không cần điều trị nhưng cần phải được giám sát tích cực. “Ở những bệnh nhân này, nguy cơ ung thư lan ra ngoài tuyến tiền liệt là rất thấp.” Bác sĩ Tan cho biết. “Họ chỉ cần xét nghiệm PSA vài tháng một lần và làm sinh thiết mỗi năm một lần để đảm bảo rằng khối ung thư không trở nên ác tính hơn. Phát hiện ra bệnh càng sớm (di căn), ta sẽ càng bảo vệ được nhiều dây thần kinh.”

Với việc theo dõi tích cực, nhiều bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt ít rủi ro có thể sống một cuộc sống bình thường trong nhiều năm trước khi tiến hành điều trị bệnh.

Khi bệnh đã tới giai đoạn cần điều trị, phẫu thuật thường là phương pháp giải quyết hiệu quả nhất. Bác sĩ Tan cho hay: “Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với xạ trị hoặc liệu pháp hormone là phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cơ bản nhất vì phương pháp này mang lại tỷ lệ sống sót về lâu dài cao nhất.”

Phương án phẫu thuật có hỗ trợ robot thường được lựa chọn vì phương pháp này có hiệu quả hơn hẳn so với kỹ thuật mổ ít xâm lấn và kỹ thuật mổ phanh khi xét về lượng máu bị mất đi, tốc độ truyền máu và mức độ đau đớn. Tất cả là nhờ “các thiết bị robot vượt trội hơn trong việc truyền hình ảnh các mô nhỏ xung quanh tuyến tiền liệt và có thể xoay hoặc văn theo mọi hướng”, bác sĩ Tan cho biết.

Nhờ đó, các bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận chính xác vùng bị ảnh hưởng và giảm thiểu tối đa thương tổn tới các dây thần kinh xung quanh, những dây thần kinh có chức năng kiểm soát tiểu tiện và cương dương. Vì vậy, những tác dụng phụ phổ biến của phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt thông thường như rối loạn cương dương và tiểu tiện không tự chủ (nước tiểu bị rò rỉ không kiểm soát) ở bệnh nhân sẽ sớm hết.

Bài viết có sự đóng góp của Bác sĩ Gerald Tan, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *