Ung thư vú không có nghĩa là phải cắt bỏ ngực hoàn toàn

Bác sĩ See Hui Ti từ Trung tâm điều trị Ung thư Parkway giải thích những phương pháp điều trị ung thư vú, xóa bỏ nỗi lo của nhiều bệnh nhân ung thư vú.

“Tôi không uống rượu, không hút thuốc lá, không ăn nhiều thịt và không ai trong gia đình tôi có tiền sử mắc bệnh ung thư vú. Vậy tại sao tôi lại mắc phải căn bệnh này?
Ling lấy tay lau nước mắt chia sẻ.

“Tôi chưa cưới và không muốn phải cắt bỏ ngực của mình. Không biết có biện pháp nào khác mà không cần cắt bỏ ngực không?” – Bệnh nhân ung thư vú 42 tuổi chia sẻ.

Chắc hẳn nhiều người có thể hiểu cho tâm trạng của cô. Đầu tiên là cảm giác sốc khi biết mình mắc bệnh ung thư vú – căn bệnh thường mắc phải ở phụ nữ từ 45 đến 64 tuổi.

Mọi người thường cho rằng chỉ có những người mang gen di truyền ung thư vú hoặc những người có chế độ ăn không lành mạnh mới có thể mắc ung thư vú. Nhưng Ling không nằm trong bất kỳ nhóm nào trong hai nhóm đó, thật khó để cô có thể chấp nhận sự thật là mình đã mắc căn bệnh này.

Ngoài ra, mọi người cũng thường nghĩ rằng nếu bị ung thư vú thì đảm bảo chắc chắn sẽ phải cắt bỏ ngực hoàn toàn. Nhưng trên thực tế có nhiều phương pháp điều trị khác, còn phụ thuộc vào loại ung thư vú và nhiều yếu tố khác nữa.

Ngoài việc cắt bỏ ngực hoàn toàn, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể cắt bỏ một phần ngực. Để quyết định xem nên thực hiện phương pháp nào, các bác sĩ sẽ cần xem xét tuổi, tình trạng sức khỏe, cỡ ngực, vị trí khối u trong người bệnh nhân để xem khối u ngực này có xâm lấn hay không.

Nếu khối u ở quá gần núm vú hoặc nếu cỡ ngực không đủ để có thể bảo toàn dáng vẻ thẩm mỹ sau phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến nghị bệnh nhân cắt bỏ ngực.

Nếu bệnh nhân không muốn cắt bỏ ngực hoàn toàn, các bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ khuyến nghị phương pháp trị liệu thu nhỏ khối u (neoadjuvant chemotherapy), một phương pháp trị liệu mới có khả năng thu nhỏ các khối u ngực trước khi thực hiện cắt bỏ một phần vú.

Việc chọn cắt bỏ một phần ngực có một số hạn chế. Không phải lúc nào ta cũng có thể đoán trước chính xác có bao nhiêu phần khối u là ung thư xâm lấn (có hơn một khối u trong những phần khác nhau của vú), cắt bỏ chỉ một phần có nghĩa là sẽ có tế bào ung thư còn sót lại.

Vậy nên nếu là ung thư vú xâm lấn, các bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân nên cắt bỏ hoàn toàn phần ngực. Bệnh nhân sau đó có thể chọn tái táo hình dáng vú. Có nhiều cách để thực hiện phẫu thuật này, tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, ung thư có yêu cầu xạ trị hay không.

Tỷ lệ tái phát của phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ và một phần ngực kết hợp với xạ trị là như nhau – dưới 5%.

Một số phụ nữ thậm chí còn cắt bỏ cả hai vú để tránh nguy cơ phát triển ung thư vú ở cả bên vú còn lại. Kể từ khi nữ diễn viên Hollywood Angelina Jolie cắt bỏ cả hai vú sau khi nhận ra cô có gen ung thư vú, phương pháp cắt bỏ vú để giảm nguy cơ ung thư đã được công nhận trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, phụ nữ được kiểm tra có gen di truyền ung thư vú cần phải xem xét cẩn thận trước khi lựa chọn phương pháp này.

Cô Ling cũng là một trong những bệnh nhân phát hiện ra căn bệnh ung thư vú sớm.
“Đừng lo lắng,” tôi nói với cô ấy. “Bạn có các lựa chọn khác ngoài cách cắt bỏ ngực hoàn toàn.”
Và thực sự cô ấy có cơ hội cho mình.

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *