Các dấu hiệu cảnh báo tim mạch khi tập thể thao

Tiến sĩ Rohit Khurana, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Gleneagles, chia sẻ về một số dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim trong quá trình luyện tập thể dục thể thao.

Việc luyện tập thể dục thể thao vốn rất an toàn đối với hầu hết tất cả mọi người và thường xuyên được khuyến khích. Trước mắt, việc luyện tập có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và năng lượng trong cơ thể. Về lâu dài, đã có những bằng chứng cho thấy việc luyện tập có thể giúp ta cải thiện các bệnh mãn tính, trong đó bao gồm cả sức khỏe tim mạch.

Nhìn chung, mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để tập những bài tập ở mức độ vừa phải (ví dụ: đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe). Dù ở lứa tuổi nào cũng nên tập luyện như vậy và các nghiên cứu đã cho thấy sự giảm thiểu trong nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những người tập luyện thể dục thể thao từ 80 tuổi trở xuống.

Vì vậy, mọi người ở mọi lứa tuổi đều nhận được lợi ích khi luyện tập thể thao và các rủi ro thường rất nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi các vấn đề về tim có thể xuất hiện trong quá trình tập luyện. Làm thế nào để phát hiện ra các vấn đề này và làm sao để tránh được chúng?

Nếu bạn lo rằng chế độ tập luyện có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mình, hãy nói chuyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kiểm tra tim phổi

Vận động thể lực sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, nhất là khi bạn là người không vận động thường xuyên.

Việc luyện tập thể dục thể thao mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sinh lý, chẳng hạn như cải thiện chức năng và sức mạnh cơ bắp (thể lực) và cải thiện khả năng hấp thu và sử dụng oxy của cơ thể (tiêu thụ tối đa lượng oxy hoặc hô hấp hiếu khí). Nhờ khả năng vận chuyển và sử dụng oxy được tăng cường, ta có thể thực hiện các hoạt động thường ngày mà không cảm thấy quá mệt mỏi. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tim mạch, những người có khả năng tập luyện kém hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

Một bài tập thử nghiệm kiểm tra vùng tim và phổi sẽ đánh giá đồng thời khả năng đáp ứng của tim, phổi và chức năng tuần hoàn đối với việc luyện tập. Từ đây ta sẽ có được những thông tin quan trọng về mức độ hiệu quả của việc hấp thụ và tiêu thụ oxy. Bài tập thử nghiệm này phù hợp với:

  • Những người khỏe mạnh muốn đánh giá sức khỏe của mình trước khi rèn luyện, giúp họ đạt được các mục tiêu sức khỏe cá nhân hoặc mục tiêu giảm cân.
  • Vận động viên thuộc mọi trình độ cần có sự hướng dẫn chuyên nghiệp để xác định và điều chỉnh sự cân bằng của các chương trình rèn luyện

Các triệu chứng của bệnh tim khi luyện tập thể dục thể thao: Khi nào cần chú ý?

Các rủi ro khi luyện tập thể dục thể thao là rất ít. Nhưng những người trước đây đã từng bị đau tim cấp hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim nên có các biện pháp đề phòng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Việc bỏ qua những triệu chứng này sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Cảm giác tức ngực
  • Khó thở – cảm giác khó thở bất thường đi kèm hoặc không đi kèm cảm giác tức ngực có thể là tiền căn của nhồi máu cơ tim
  • Cảm giác lơ mơ, chóng mặt
  • Nhịp tim có dấu hiệu bất thường – ví dụ: đánh trống ngực, loạn nhịp
  • Cảm giác khó chịu ở những nơi khác trên cơ thể – ví dụ: cảm thấy đau hoặc nặng ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc bụng có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Các yếu tố rủi ro liên quan tới tuổi tác

 

Ở những người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), các nguyên nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng bệnh tim thường liên quan tới các cấu trúc dị thường trong tim. Các chứng bệnh khiến cho thành cơ tim dày một cách bất thường (cơ tim phì đại) hoặc rối loạn xung điện do di truyền không cần phải xét tới vì những chứng bệnh này có nguy cơ tử vong đột ngột cao hơn.

Ở độ tuổi càng cao và đặc biệt là khi xuất hiện các yếu tố rủi ro, bệnh động mạch vành do tích tụ các mảng bám chứa nhiều cholesterol có nhiều khả năng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng xuất hiện khi luyện tập thể dục thể thao. Ta có thể loại trừ những nguyên nhân quan trọng này bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp kiểm tra bao gồm điện tâm đồ, chạy gắng sức và siêu âm tim. Chụp CT tim mạch hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp ta tìm ra những cấu trúc dị thường ấy. Nếu các triệu chứng liên quan đến nguy cơm tim mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kiểm soát kèm theo lời khuyên chuyên môn cho cường độ luyện tập tương ứng.

Người có tiền sử bệnh tim hoặc có nguy cơ tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch trước khi bắt đầu những chương trình tập luyện cường độ cao. Với những bệnh nhân có vấn đề tim mạch, khuyến cáo khuyến khích các bệnh nhân này tham gia điều trị phục hồi giám sát. Các yếu tố trên đã được kiểm chứng giúp bệnh nhân tăng tự tin, tăng hồi phục và giảm tái phát.

Hãy sắp xếp một buổi hẹn để kiểm tra sức khỏe hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *